Mối xâm nhập vào công trình bằng cách nào?
- Mối có sẵn trong nền đất hoặc công trình cũ, trong khi cải tạo hoặc xây dựng mới chủ công trình không xử lý phòng chống mối xử lý, sau một thời gian nhất định chúng tiếp tục phát triển, lập thêm tổ mới và gây hại cho công trình.
- Mối cánh bay vào làm tổ trong công trình trước khi lát nền hoặc mối cánh tìm được khe, kẽ thích hợp để làm tổ trong công trình, ngay cả khi công trình đang thi công hoặc đã đưa vào sử dụng.
- Đàn mối kiếm ăn di chuyển từ môi trường hoặc các công trình, các cây cối lân cận vào công trình qua tường, móng công trình.
- Ngoài ra có thể do mối có sẵn trong các đồ dùng bằng gỗ hoặc các cấu kiện khác có thể được con người vô tình đưa vào công trình. Mối có xâm nhập phá hoại tại những công trình xây kiên cố hay không?
Qua nhiều năm thực tế khảo sát và xử lý phòng chống mối tại các công trình cho thấy mối có thể xâm nhập phá hoại tại tất cả các công trình kiên cố cao tầng. Tại những công trình này điều kiện để mối xâm nhập, sinh trưởng và phát triển rất thuận lợi, bởi:
- Tầng đất (hoặc cát) nền thường cao, mối dễ làm tổ, tổ không bị ngập nước.
- Do công trình được bao kín, lại có nhiều thiết bị sinh nhiệt hoặc giàm nhiệt (như quạt điện, điều hoà, tủ lạnh vv...), nhiệt độ phòng thường chênh lệch so với ngoài trời, mùa đông thường ấm áp, mùa hè mát rất thích hợp để mối phát triển.
- Do hệ thống ống nước, cáp điện xuyên rải khắp công trình là chỗ dựa để mối xâm nhập và di chuyển phá hoại.
- Những công trình xây kiên cố thường có nguồn thức ăn vô tận với mối, bao gồm: Các vật liệu bằng tre, gỗ, giấy còn lưu giữ trong nền đất hoặc bám dính công trình trong thời gian thi công chưa được làm sạch; các vật dụng trang trí nội thất bằng tre, gỗ, giấy; các khoáng chất có sẵn trong cát nền; các loại thức ăn công nghiệp khác do người sử dụng công trình trữ chứa hoặc vô tình để rơi vãi tại công trình...Ngoài ra cọc tre tươi dùng chống lún công trình và nước rò rỉ từ các ống nước chôn ngầm cũng là nguồn sống đáng giá của mối.
Có quan điểm cho rằng đối với nhà cao tầng toàn bê tông, cốt thép chắc chắn thì mối khó có khả năng xâm nhập được nên thường chủ quan không phòng mối khi xây dựng, sau khi đưa công trình vào sử dụng vài năm đã bị mối xâm nhập phá hoại
Mối xâm nhập vào công trình nguyên nhân là do đâu?
Thường thì các công trình xây dựng lớn kéo dài khoảng 2-3 năm, tức đã trải qua nhiều mùa vũ hoá của mối, phần lớn các đất nền chưa lát gạch, còn tơi xốp cùng các tàn dư thực vật của công trình như cỏ rác, phôi bào, ván cốt pha bị chôn vùi, đó là nguồn thức ăn dồi dào cho mối phát triển.
Một phần là các công trình xây dựng thường thắp đèn, mối rất mẫn cán với ánh sáng các loại đèn vì vậy khi phân đàn theo hướng đèn ở các công trình xây dựng, chúng tập trung quanh bóng đèn và rụng cánh con đực tìm con cái cặp đôi tìm nơi thuận lợi xây tổ, cùng với các điều kiện trên chúng phát triển, khi công trình hoàn thành thì một quần thể mối mới cũng được hình thành.
Ngoài ra mối còn lợi dụng các đường ống cấp thoát nước, đường dây điện ngầm, mạch phòng lún để xâm nhập và leo lên các tầng cao.
Mối xâm nhập vào nhà ở phải xử lý như thế nào cho hết mối?
Khi nhà ở bị mối cần tiến hành các bước sau đây:
- Xác định loại mối gây hại thuộc nhóm nào trong 3 nhóm: Mối gỗ ẩm, mối gỗ khô, hay mối đất
- Tuỳ theo loại mối mà sử dụng các biện pháp hợp lý để xử lý http://vesinhcongnghiepdanang.vn/
- Nếu là mối gỗ khô thì sử dụng thuốc dạng xông hơi hoặc dạng dầu, nước thuốc Cislin để xử lý.
- Nếu là mối gỗ ẩm thì phải sử dụng phương pháp lây nhiễm để xử lý diệt chúa mối tận gốc.
- Nếu mối đất thì phải khoan, đào bắt tổ (nếu có thể) hoặc sử dụng chế phẩm thuốc diệt mối để dội thấm xử lý.
LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH VỆ SINH CÔNG NGHIỆP 5S
Địa chỉ: Số 08 Đinh Thị Vân - Thanh Khê - Đà Nẵng – Việt Nam
Website: http://vesinhcongnghiepdanang.vn/
Mail: cskh@vesinhcongnghiepdanang.vn
Mail: hanhdaginet@gmail.com
Tel: - 09.123.96.747 ( Ms Hạnh) ; 09.1234.3057 – 0989.225.989 (Mr. Thành)